Hệ thống thông gió công nghiệp là một phần không thể thiếu trong tất cả nhà xưởng hiện nay. Vậy mục đích của thông gió công nghiệp trong nhà xưởng là gì? Phương pháp thông gió nào đang được sử dụng phổ biến nhất?
Contents
1. Mục đích của việc thông gió trong nhà xưởng công nghiệp
Thông gió công nghiệp là một biện pháp làm thay đổi không khí trong không gian để cung cấp không khí chất lượng vào bên trong. Thông gió trong công nghiệp mang lại những lợi ích vô cùng thiết thực.
1.1. Đảm bảo sức khỏe cho người lao động
Trong quá trình sản xuất hàng hóa, máy móc và nguyên vật liệu có thể gây ra bụi bẩn, nhiệt độ làm cho không khí bí bách. Vì thế, việc sử dụng thông gió trong công nghiệp sẽ làm thoáng khí, giảm thiểu ngột ngạt. Từ đó, người lao động cũng cảm thấy dễ chịu hơn.
Đây là cách doanh nghiệp đảm bảo an toàn vệ sinh và sức khỏe cho người lao động. Từ đó giúp năng suất làm việc cao hơn, đảm bảo đúng tiến độ làm việc cho doanh nghiệp.
1.2. Làm giảm nhiệt độ, làm mát nhà xưởng
Trong nhà xưởng sản xuất công nghiệp thường có nhiều máy móc, số lượng người lao động lớn nên dễ làm cho nhiệt độ tăng lên nhanh chóng.
Sử dụng quạt thông gió trong công nghiệp sẽ làm giảm nhiệt độ, làm mát nhà xưởng, góp phần làm cho hệ thống máy móc vận hành trơn tru hơn. Đồng thời giảm nguy cơ cháy nổ, đảm bảo chất lượng hàng hoá, tính mạng của con người.
1.3. Giảm thiểu lượng bụi trong không khí
Những mặt hàng quan trọng như thực phẩm, thiết bị điện tử cần phải loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn. Do đó, lắp đặt thông gió nhà xưởng công nghiệp để luồng không khí được lưu thông liên tục và thường xuyên là điều vô cùng cần thiết.
1.4. Tăng cường lưu thông không khí, giảm lượng khí thải trong nhà xưởng
Trong hoạt động sản xuất các sản phẩm công nghiệp thì việc sản xuất ra các loại khí thải như CO, CO2, SO2, Cl2 là điều không thể tránh khỏi. Mặc dù ngày nay những tiến bộ về khoa học và công nghệ đã chế tạo ra hệ thống máy móc sử dụng điện, khí nén để vận hành các máy công cụ. Nhưng vẫn còn một lượng lớn máy móc sử dụng xăng dầu Diesel trong vận hành nên việc sản sinh ra CO, CO2, NO2… là rất nhiều.
Do vậy việc thông gió, tạo ra dòng đối lưu không khí giúp lưu thông lượng lớn khí thải trong nhà xưởng là hết sức cần thiết. Thông gió tạo ra bầu không khí trong lành, giảm thiểu các bệnh về đường hô hấp cho người lao động.
1.5. Làm giảm độ ẩm trong không khí
Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm trong không khí khá lớn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến các sản phẩm công nông nghiệp và thực phẩm.
Độ ẩm trong không khí sẽ gây nấm mốc thực phẩm, hư hại đến các thiết bị điện tử như bo mạch, chip xử lý… Ngoài ra nó tạo ra môi trường oxy hóa lớn trên máy móc làm han gỉ bề mặt kết cấu máy và nhà xưởng.
Thông gió thường xuyên sẽ làm giảm tối đa độ ẩm và hơi nước bên trong nhà xưởng. Từ đó giảm thiểu ảnh hưởng của khói bụi, hạn chế nấm mốc sinh sôi, nâng cao hiệu suất làm việc và tuổi thọ cho máy móc.
2. Các phương pháp thông gió công nghiệp phổ biến nhất hiện nay
Thông gió trong công nghiệp có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng thường dùng nhất là 2 biện pháp dưới đây.
2.1. Thông gió công nghiệp tự nhiên
Thông gió công nghiệp tự nhiên là phương pháp lưu thông không khí từ bên ngoài vào bên trong nhà xưởng và ngược lại nhờ các yếu tố tự nhiên như sức gió và nhiệt đối lưu dao động. Hoạt động dựa trên nguyên lý chuyển đổi thế năng giữa dòng khí nóng và khí mát xung quanh nhà xưởng công nghiệp.
Phương pháp này được bố trí dựa trên vị trí mặt bằng nhà xưởng có độ thông thoáng và diện tích phù hợp. Sử dụng chớp lật hoặc cánh lật để luồng khí tự nhiên có thể trao đổi dễ dàng.
Ưu điểm của phương pháp thông gió tự nhiên:
- Tiết kiệm năng lượng
- Giảm lượng khí thải nhà kính
- Giảm bệnh tật
- Tăng hiệu suất làm việc
2.2. Thông gió công nghiệp nhân tạo
Thông gió công nghiệp nhân tạo là phương pháp sử dụng động cơ điện để vận chuyển nguồn khí từ khu vực này đến khu vực khác. Chủ yếu dùng hệ thống quạt công nghiệp hoặc hệ thống hút gió. Tùy theo diện tích nhà xưởng mà doanh nghiệp bố trí theo hai phương pháp là thông gió cục bộ và thông gió chung. Đồng thời có thể bố trí thiết kế kết hợp giữa hệ thống trong nhà xưởng với hệ thống thông gió mái nhà xưởng để đạt hiệu quả cao nhất.
Ưu điểm của thông gió nhân tạo:
- Tạo ra lượng không khí có áp lực lớn, tốc độ cao
- Vận hành đơn giản, tiết kiệm điện năng
Phương pháp thông gió nhân tạo áp dụng cho nhà xưởng có lượng máy móc hoạt động nhiều, khu vực có độ ẩm lớn. Hệ thống thông gió nhân tạo có thiết kế tương đối phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao và sự phù hợp với quy mô nhà xưởng. Do đó, chủ xưởng nên tư vấn và sử dụng dịch vụ của công ty uy tín trên thị trường.